Showing posts with label nhantuonghoc. Show all posts
Showing posts with label nhantuonghoc. Show all posts
Gò má không cao … vẫn sát phu?
Trước tôi có 1 bài viết về phụ nữ gò
má cao: http://www.lethuc.com/2016/04/go-ma-cao-thi-sao.html
Chọn vợ qua nhân tướng học - Part IV.
Qua
mấy part, mình đã chia sẻ phần nào kiến thức về nhân tướng học của phụ nữ.
Nhưng kì thực, để xem được thì rất rất khó, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm.
Chọn vợ qua nhân tướng học - Part III
Bàn
về khí huyết.
Như
đã nói, phụ nữ quan trọng nhất là giọng nói và khí huyết. Nếu có 2 thứ này tốt,
thì dù các bộ vị tướng pháp khác xấu, cũng không thành vấn đề.
Vậy
khí huyết là gì.
Khí,
chính là hơi thở, không khí ra vào cái lỗ mũi, và một mặt khác, nó là dòng máu
lưu thông trong cơ thể. Khí huyết ám chỉ dòng máu đó, nói nên nội lực, sức khỏe,
khả năng của 1 người phụ nữ.
Khí
huyết thể hiện ra bên ngoài thông qua da, tóc và răng. Như vậy, nếu có trang điểm,
đánh phấn, tắm trắng, thì chỉ cải thiện cái vỏ, còn cái lõi vẫn thế.
Nếu
muốn cải thiện khí huyết, cũng chính là cải sửa 1 phần số phận, chỉ có thể
thông qua tập luyện khí công, và có các chế độ ăn uống hợp lý mà thôi. Nhưng
lưu ý, cũng chỉ cải sửa 1 phần, chứ không nhiều.
Nhưng
hiện nay, răng thì đánh trắng, niềng răng, răng giả. Còn tóc thì uốn ép nhuộm
các kiểu. Anh em hầu như là khóc thét.
Chỉ
còn nước nhìn da. Nhưng da mặt thì ít nhiều cũng có lớp trang điểm nhẹ, lại còn
dưỡng chăm sóc các kiểu. Cho dù lộ mặt mộc ra, thì cũng là mặt mộc được dưỡng rồi,
nên không chính xác đâu anh em ạ. Phải là để mặt mộc sau tầm 1 tháng không dưỡng
da thì mới hiện ra cái bản chất được.
Thôi
thì ta nhìn những nơi khác. Đó là cánh tay, bàn tay. Em nào mặc quần ngắn thì
nhìn da ở đùi, bắp chân :v :v. Lúc trời mát mẻ thì
nhìn da ở cổ, ở giữa cổ và ngực. Thế là cũng đủ rồi. Hihe. Riêng về bàn tay,
thì sẽ phân tích thêm ở các part sau.
Da
đẹp nhất là da nhuận. Nhuận nghĩa là gì?
Đơn
giản, nhìn vào da ta có cảm giác mịn màng, tươi tắn, không khô. Nhìn thấy da
căng vừa phải, nhẹ nhàng, không nặng nề ủng thũng. Cảm thấy như da đó được máu
lưu thông nuôi dưỡng đầy đủ. Thế gọi là nhuận.
Da
nhuận trắng, thì phải có ánh hồng hoặc vàng phơn phớt mới tốt. Da trắng quá
nhìn như phấn, hoặc như mỡ lợn là dở, người có da như vậy dễ cho các ông chồng
cắm sừng.
Da
nhuận đen, thì phải như bánh mật, đen mà sáng thì mới tốt. Da đen mà nhìn chỗ đậm
chỗ nhạt, thấy khô, không sáng thì lại dở.
Tôi
lấy ví dụ cho các bạn dễ hình dung luôn đây. Tất nhiên những ví dụ này, mình chỉ
có thể lấy da mặt để bình luận thôi, độ chính xác tương đối. Để các bạn dễ hiểu
hơn mà thôi.
1. Tăng Thanh Hà: Da
tự nhiên, màu đều, sáng đẹp, căng vừa phải, giàu sức sống.
2.
Mỹ Tâm: Da
xấu, không sáng, khí huyết trệ.
3.
Phương Linh: Da
đẹp, tươi, căng vừa phải, hồng hào tự nhiên.
4.
Văn Mai Hương: Bánh
mật nhưng cảm giác da khỏe, giàu sức sống, khí sắc tự nhiên.
5.
Mai Phương Thúy: Da
xấu, khí trệ, sắc không đều, kém tươi tắn.
Tất nhiên giới nghệ sĩ thì mang tính tham khảo là chính thôi. Chứ trang điểm và dưỡng da nhiều, nên khó xem lắm.
Riêng
em Ngọc Trinh, muốn tìm ảnh nào không trang điểm lắm nhưng chịu thôi. :v.
Da
dẻ nhuận trắng nhưng độn ánh hồng hoặc đen bánh mật nhưng tươi sáng theo tướng
học là được hưởng.
Hưởng gì?
Hưởng trọn vẹn những bộ vị đẹp mà da dẻ trệ đục suy khô sẽ bị giảm đến 50-60%. Bởi vậy, mỗi khi nói đến mũi tốt hay tai tốt, các sách tướng bao giờ cũng có thêm câu: da sáng, nhuận, hoặc không lộ gân xanh, không sắc ám.
Hưởng gì?
Hưởng trọn vẹn những bộ vị đẹp mà da dẻ trệ đục suy khô sẽ bị giảm đến 50-60%. Bởi vậy, mỗi khi nói đến mũi tốt hay tai tốt, các sách tướng bao giờ cũng có thêm câu: da sáng, nhuận, hoặc không lộ gân xanh, không sắc ám.
Nên
không có nghĩa cứ da tốt là số tốt. Da tốt vẫn có thể bỏ chồng như thường. Nó
chỉ là nền tảng mà thôi.
Chọn vợ qua nhân tướng học - Part II
Bàn
về giọng nói phụ nữ.
Ta
đi từ những cái xấu nhất trước.
Có
câu các cụ dạy rằng: Đàn bà ba lần lấy chồng , do tiếng nói nghe chói lỗ tai.
Chọn vợ qua nhân tướng học - Part I
Thực
ra, mình vẫn nặng quan điểm duyên phận. Lý thuyết duyên phận theo các cụ thì được
gói gọn trong 2 câu:
Bàn về điền trạch.
Trong tử vi, có 1 cung gọi là cung Điền Trạch. Nhiều người dựa
vào đó để luận xem nhà đất mình thế nào, to hay nhỏ, rộng hay hẹp, chém gió mù
trời.
Gò má cao thì sao?
Một câu hỏi rất nhiều bạn nữ (và cả nam) quan tâm là. Phụ nữ có gò má cao thì tốt hay xấu.
Trước hết phải xem xét lại, thế nào mới được gọi là cao?
2 điểm đơn giản trên khuôn mặt để chọn chồng.
Phụ nữ hay nói rằng: Lấy chồng là một canh bạc lớn.
Canh bạc là bởi vì có rất nhiều người kinh nghiệm, trải đời, hiểu biết, nhưng rồi vẫn vớ phải những anh chồng dở hơi, gia trưởng, nóng tính.
Tướng mặt, chỉ tay có thể thay đổi theo thời gian?
on April 06, 2016
in nhantuonghoc
Đúng là như vậy.
Trong nhân tướng học, khuôn mặt chia
làm nhiều phần, ứng với các khoảng thời gian khác nhau trong cuộc đời. Cụ thể:
- Đôi tai thể hiện từ 1-14 tuổi.
- Trán thể hiện 15-30 tuổi.
- Lông mày, mắt thể hiện 31-40 tuổi.
- Mũi thể hiện 41-50 tuổi.
- Phần dưới mũi thể hiện từ 51 tuổi
trở đi.
Tương tự là bàn tay, các phần của bàn
tay cũng thể hiện các giai đoạn trong cuộc đời. Thứ tự từ dưới ngón trỏ thể
hiện đầu cuộc đời, cho đến dưới ngón út thể hiện cuối cuộc đời.
Theo quan điểm của nhân tướng học,
thì ứng với từng giai đoạn tuổi, các phần trên khuôn mặt mới thể hiện đúng. Còn
các phần chưa đến tuổi, thì sẽ còn có thể thay đổi. Vì vậy mà chỉ nên xem tướng
khi tầm 30 tuổi trở lên.
Với trẻ em, ta chỉ xem được đôi tai.
Với thanh niên, xem được tai và trán,
lông mày là chính xác.
Với trung niên, xem được tai, trán,
mắt, mũi, gò má…
Do đó, tướng pháp học khi
xem cho tương lai, độ chính xác chuẩn chỉ tầm khoảng 10 năm. Còn trên 10 năm,
có thể vẫn xem được, nhưng độ chính xác không còn cao lắm nữa.
Tại sao nét mặt, chỉ tay lại thể hiện số phận?
on April 06, 2016
in nhantuonghoc
Thế tại sao, mà các nét
khác nhau trên khuôn mặt, hay những đường chỉ trên bàn tay, lại thể hiện số
phận?
Trước hết, các bạn hãy xem
ảnh sau:
Qua ảnh trên, ta có thể
thấy, 1 bàn tay bé nhỏ, nhưng thể hiện hết các bộ phận trong cơ thể.
Trong Đông Y, các thầy cao
tay có thể chỉ nhìn bàn tay mà đoán bạn bị bệnh gì.
Lại có 1 kiểu chữa bệnh,
giảm đau tạm thời, đó là bấm vào các vị trí tương ứng trên bàn tay của bộ phận
bị đau.
Có điều này là do các bộ
phận tương ứng trong cơ thể đều có dây thần kinh liên kết với các vị trí khác
nhau trên bàn tay.
Với khuôn mặt cũng tương
tự. Các vị trí trên khuôn mặt, đều có liên kết với các cơ quan khác nhau trên
cơ thể. Vì thế, mặt là cái thể hiện, cái “giao diện” của toàn bộ cơ thể.
Người phương Đông khi
nghiên cứu Đông Y và nhân tướng, đã nhận thấy 1 số điểm sau:
- Xương cốt là quan trọng,
là cái nền tảng cho cơ thể. Nó là chỗ bám của cơ, là nơi chứa lục phủ ngũ tạng.
Vì thế, hình dáng, sự sắp xếp của xương ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể nói chung,
và các cơ quan nội tạng, cơ bắp nói riêng.
- Các cơ quan nội tạng tùy
độ phát triển, mạnh yếu, khỏe bệnh, mà ảnh hưởng nhiều đến tính cách, khả năng
của con người.
Ví dụ: khi gan của bạn có vấn đề, thì
người dễ cáu giận.
Tổng hòa các cơ quan trong cơ thể,
làm nên tính cách của 1 con người.
- Ý nữa, như tôi đã nói ở phần trước.
Xương cốt là nơi chưa nội tạng, cũng là nơi chứa não bộ. Hình dáng ở mặt, là
thể hiện hình dáng của xương đầu, hộp sọ, và nó thể hiện ra trí tuệ, khả năng
của người đó.
Như vậy có thể nói, từ nhân tướng,
quan sát hình dáng, đường nét, ta có thể suy đoán ra khả năng, tính cách của 1
người, từ đó mà định nên số phận của họ.
Tuy nhiên, thực tế thì nhân tướng học
không nghiên cứu theo kiểu tìm hiểu xem cơ quan nội tạng như thế nào, thì tạo
ra tính cách thế nào. Cái đó Đông Y nghiên cứu nhiều hơn. Nhân tướng học nghiên
cứu dựa vào đề ra các học thuyết dựa trên các nền tảng sẵn có, sau đó đúc rút
kinh nghiệm, thống kê dần dần, để xây dựng lý thuyết.
- Trong tướng học có câu: nhất thanh,
nhì khí, tam hình.
Tức là trong nhân tướng học, các
đường nét trên mặt không đủ để thể hiện hết. Người ta dựa vào sắc da, giọng
nói, để xem người đó nội tạng có ổn không, sức khỏe bệnh tật gì không, có gì
bất ổn không, thiên hướng lệch về phía nào. Từ đó mà suy luận ra tính cách, khả
năng tương ứng.
Có bạn sẽ hỏi tôi: có vẻ như, tính
cách và khả năng vẫn chưa đủ tạo thành số phận.
Đúng là như vậy. Nét mặt thể hiện
tính cách, khả năng, và thể hiện cả quá khứ, nền tảng gia đình xã hội của người
đó nữa.
Ví dụ: khi tuổi thơ cơ cực, mất bố
mẹ, thì tai thường xấu, khuyết hãm.
Phụ nữ mà tuổi trẻ luân lạc, làm ca
kĩ, làm gái điếm, thì trán không cân đối, lệch, hõm, khuyết, vẹo.
Như vậy, tính cách, khả năng, và nền
tảng (gia đình, xã hội), là đủ để nói nhiều về số phận của 1 con người rồi.
Các bạn
chuộng làm giàu có câu nói kinh điển:
"Hành
vi tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, tính cách làm nên số phận"
Đúng là tính
cách góp phần tạo nên số phận thật.
Theo như tướng học và Đông Y, tính cách từ bên trong mà ra,
từ lục phủ ngũ tạng, sâu hơn là xương cốt. Với 1 nền tảng cơ thể có sẵn, việc
cải sửa, biến mình thành 1 tính cách trái ngược, khác hẳn là điều cực kì khó.
Nên việc sửa tính cũng không dễ, cần sự bền bỉ, lâu dài, hàng
năm đến hàng chục năm. Các cụ đã có câu: giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời mà.
Tướng
tùy tâm sinh là gì?
Trong
tướng học lại có 1 câu nói kinh điển khác:
Hữu
tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh.
Hữu
tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt.
Có
nghĩa là, nếu tướng chưa thể hiện tính cách, tâm của 1 người, thì dần sẽ thay
đổi để thể hiện cái đó. Ngược lại, nếu có nét tướng nhưng tâm, tính cách của 1
người không như thế, thì nét tướng đó sẽ dần mất đi.
Tận
dụng câu nói này, mà tôi thấy các nhà sư, tu đạo khi khuyên người ta làm việc
thiện, việc đức, rất hay nói ra để nhằm ý: cứ làm việc tốt đi, ắt có số phận
tốt.
Thực
tế thì, số phận nằm ở nội tạng, xương cốt, hộp sọ, bộ não. Còn các nét trên
khuôn mặt chỉ là “giao diện”, bề ngoài. Tướng sẽ thay đổi tùy theo tâm thật.
Nhưng tâm thay đổi, thì đâu có dễ.
Có
câu: Giang sơn dễ đổi,
bản tính khó dời
Vốn
số phận đã định sẵn, rằng với cơ thể đó, xương cốt đó, thì anh sẽ có số phận
như thế. Xương cốt đó, sẽ tạo ra tâm tính đó, và cũng xương cốt đó, sẽ tạo ra
nét mặt như thế.
Nghĩa
là, cả tâm tính lẫn nét mặt của mỗi người, đều từ cái gốc là xương cốt
trong cơ thể mà ra, đều là kết quả.
Nhưng
phần tâm tính, được hình thành nhanh hơn và rõ ràng hơn. Còn phần nét mặt
thì còn thay đổi từ từ, đến sau 30 mới hoàn thiện. Do đó nếu nét
mặt có những cái chưa thể hiện rõ số phận khi ta còn trẻ, cũng là điều bình
thường. Tướng tự tâm sinh là vậy, tức là nét mặt sẽ dần dần
thay đổi để giống với tâm tính của ta.
Đổi tâm tính đi
một ít, thì xương cốt vẫn gần như thế, hộp sọ vẫn như thế. Làm sao mà đổi
tướng, đổi số phận đi được.
Người châu Âu, người châu Phi, liệu có xem tướng được không?
on April 06, 2016
in nhantuonghoc
Do nhân tướng học được khởi nguồn và
phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, nên các kinh nghiệm, lý thuyết cũng hầu như
ứng nghiệm với người Trung Quốc.
Khi đem sang các nước khác, kể cả
Việt Nam, đều không tránh khỏi sai sót.
Kể cả trong nội bộ nước Trung Quốc
thôi, sách Ma Y Thần Tướng cũng phải đề ra những lưu ý, rằng có những người ở
những vùng nhất định, vì điều kiện thời tiết mà họ có chung 1 đặc điểm nào đó,
khi xem tướng cần gạt bỏ đặc điểm đó ra.
Có vùng da ai cũng xấu.
Có vùng mũi ai cũng xấu.
Có vùng ai cũng lưng dày, sức khỏe
tốt.
Có vùng ai cũng yếu ốm, gầy gò.
v.v…
Ngay như ở
Việt Nam, vùng Quảng Bình, Quảng Trị, nắng gió thì da xu hướng xấu hơn. Vùng
Nghệ An, Thanh Hóa thì gò má xu hướng cao hơn.
Như vậy, nhân tướng học vẫn có thể
xem cho người châu Âu, châu Phi, nhưng cần phải có những hiệu chỉnh về mặt lý
thuyết, và có những đặc điểm cần phải loại bỏ trong quá trình suy luận.
Như người châu Âu mũi phần lớn là
cao, da trắng bệch. Thì đừng chú trọng quá nhiều 2 yếu tố đó.
Người châu Phi da đen, môi dày, thì
nên xem những đặc điểm khác.
Phẫu thuật thẩm mỹ có cải sửa tướng không?
on April 06, 2016
in nhantuonghoc
Nhân tướng học xem mặt. Vậy sửa mặt là sửa được tướng rồi???
Điều đó không đúng.
Tướng học thực chất là xem cốt tướng (xương). Xương cốt là nền
tảng cho 1 cơ thể, là nơi bám của cơ bắp, là nơi trú ngụ của lục phủ ngũ tạng.
Xương nhìn thế chứ có xương nặng xương nhẹ, xương đặc xương rỗng, xương cong
xương thẳng. Xương đầu là nơi chứa bộ não. Nên có 1 bộ môn bói toán chỉ cần nắn
xương đầu cũng có thể xem cát hung, trí tuệ, thọ yểu.
Bạn nào từng đọc truyện tranh “bác sĩ quái dị” ắt sẽ biết, xương
đầu tuy bảo vệ nhưng lại hạn chế sự phát triển của bộ não. Vì vậy những người
thông minh là những người có xương đầu lồi đúng chỗ cần lồi, họ có các phần não
phát triển hơn người bình thường, nên trí tuệ vượt trội hơn. Ngọc chẩm ở phía
trên gáy, hay xương phục tê là ví dụ.
Trở lại vấn đề. Xương cốt là nền tảng, định hình nên lục phủ ngũ
tạng. Vậy còn các đường nét trên khuôn mặt thể hiện gì?. Nó chính là thể hiện
xương cốt và lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Vì thế nhiều thầy tướng cao tay, họ
quan sát dáng người, dáng đi, dáng ngồi cũng định liệu ra khối thứ rồi. Mỗi bộ
vị trên mặt thể hiện 1 phần khác nhau trong cơ thể. Như tai thuộc Thủy, thể
hiện Thận. Mắt thuộc Hỏa, thể hiện Tim. Lông mày thuộc Mộc, thể hiện Gan. Mũi
thuộc Thổ thể hiện hệ tiêu hóa. Lưỡng quyền thuộc Kim thể hiện Phổi.
Chính lục phủ ngũ tạng mới là tướng đích thực. Còn đường nét hình
dáng trên khuôn mặt chỉ là phần nổi, phần giao diện, phần thể hiện, phần vỏ bên
ngoài mà thôi.
Bạn có chỉnh sửa phần vỏ, thì phần lõi vẫn thế, không thay đổi,
nên không cải sửa tướng, cũng như số mệnh được.
Ví như mũi mảnh, cao, hay cằm V-line là xấu trong tướng học. Nhưng
lại đẹp trong mắt người thường. Phụ nữ đua nhau sửa cho đẹp. Ca sĩ Lệ Quyên là
1 ví dụ, trước khi nổi tiếng, cô ấy có cái mũi rất đẹp. Sau đó đi sửa đi vừa
mảnh vừa nhỏ. Nhưng giàu vẫn giàu, ổn vẫn ổn, chẳng sao cả.
Tuy nhiên, cái gì thái quá cũng không tốt. Đó là khi phẫu thuật
thẩm mỹ quá đà, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Gì chứ mũi sửa nhiều quá, hít thở
không bình thường. Cằm gọt nhiều quá, ăn uống không bình thường… Lâu ngày ắt
gây hại cho sức khỏe.
Khởi nguồn nhân tướng học.
on April 06, 2016
in nhantuonghoc
Con người có 1 học thuyết trong bói toán là: thiên nhân hợp nhất.
Nghĩa là: thiên nhiên thế nào, con người thế đó. Vì thế họ nghiên
cứu các quy luật thiên nhiên, để suy luận ra tính chất của con người.
Môn nhân tướng học là 1 môn ra đời dựa trên thiên nhân hợp nhất
như vậy.
Môn nhân tướng học khởi nguồn từ việc quan sát hình dáng, cách đi
đứng, phong thái của một con người, sau đó so sánh với thiên nhiên xem giống
loài vật nào không. Rồi xem số phận, tính cách của người đó có gì đặc biệt?
Sau đó, người ta bắt đầu tò mò và xem xét từng đường nét trên
khuôn mặt, cấu trúc các loại xương, hình dáng của đầu, và đúc kết dần để ra
những kinh nghiệm.
Những kinh nghiệm tích lũy bằng hình thức thống kê như thế này,
xuất hiện rất nhiều trong dân gian, mà ông bà bố mẹ chúng ta, dù không học bài
bản về tướng học, nhưng quan sát sơ qua, vẫn biết 1 vài điểm nhất định. Chủ yếu
là được truyền miệng từ cha mẹ. Ta thỉnh thoảng nghe cha mẹ ông bà truyền
nhau những câu như: đàn ông miệng rộng có tài, đàn bà miệng
rộng điếc tai xóm làng. Hay môi thâm thì xấu, tai giấu mặt giàu sang.
Không chỉ người phương Đông để ý đến điều này, mà người phương Tây
cũng rất quan tâm và để ý. Họ nhận thấy rằng, với những hình dáng bên ngoài nhất
định, sẽ thể hiện tính cách nhất định. Và với những bề ngoài nhất định, cũng
thể hiện sức khỏe, giàu nghèo, sướng khổ nhất định.
Trong vở kịch của nhà đại văn hào Anh Shakespeare, vở Cesar, có
đoạn: Cesar nhìn thấy Cassius bèn bảo cận thần của ông rằng:
- Các ngươi hãy canh chừng tên Cassius kia. Vóc nó gầy guộc với
đôi mắt võ vàng của nhiều đêm không ngủ. Ta sợ những người như hắn. Hắn đang
mưu toan hại ta đó.
Trong 1 tài liệu khác, người phương Tây chia đầu làm 6 loại, mỗi
loại có những đặc tính khác nhau.
Nhìn chung, cách xem tướng của người phương Tây cũng giống như dân
gian ở Việt Nam, chỉ dựa trên kinh nghiệm đúc kết, chưa có nghiên cứu bài bản
chuyên sâu, chưa có hệ thống lý luận, và truyền miệng đời này qua đời khác. Vì
vậy mà không có nhiều thành tựu lớn.
Nhưng người Trung Quốc thì không như vậy. Từ thời cổ, người Trung
Quốc đã bắt đầu chú trọng xem tướng. Và phát triển rất nhanh. Người ta xem
tướng chủ yếu để chọn người ra giúp vua, chọn người hiền làm quan, chọn người
quân tử để làm tôi tớ, dũng mãnh để làm tướng xông pha trận mạc. Vì thế, ngoài
những kinh nghiệm dân gian tích góp. Người Trung Quốc bắt đầu đề ra các hệ
thống lý luận, các lý thuyết về nhân tướng học.
Từ thời đại
Xuân Thu - Chiến Quốc (722 đến 221 trước Công Nguyên ), thuật xem tướng dần
dần thịnh hành, ngày càng tinh thạo, có một số sách được tung ra xã hội. Từ
thời Chiến Quốc đến đầu nhà Tần, đặc biệt bắt đầu từ thời Hán,
thuật xem tướng đã trở thành một bộ môn có hệ thống lý luận. Tiêu biểu cho
thời này là nhà tướng học Hứa Phụ, với nhiều giai thoại và tài liệu còn truyền đến
ngày nay.
Các đời
tiếp theo tướng học đều phát triển. Đến đời Minh-Thanh thì phát
triển đến độ phồn vinh. Đời Minh có nhà tướng học Viên Củng với bộ
sách Liễu Trang Thần Tướng rất được vua Minh Thành Tổ quý trọng. Vua Minh
Thành Tổ xem Viên Củng như bạn tri kỷ, thường xuyên trò chuyện về tướng học.
Có thể nói, từ khởi nguồn chỉ là thống kê và kinh nghiệm, người Trung Quốc đã khoa học hóa môn Nhân Tướng học, phát triển mạnh mẽ, để tạo nên bộ môn với nhiều ý nghĩa và giá trị như hiện nay.