Showing posts with label kienthucphongthuy. Show all posts
Showing posts with label kienthucphongthuy. Show all posts

Phong Thủy và những thứ đội lốt phong thủy.

 Phong Thủy và những thứ đội lốt phong thủy.

Định nghĩa phong thủy ngày nay có vẻ như càng ngày càng tạp loạn. Nhiều môn học, hoặc nhiều cửa hàng kinh doanh các món đồ, bằng những lý luận khác nhau, đều cố gắng nhét chữ “phong thủy” vào. 
Share:

Xem hướng nhà có cần xem tuổi chủ nhà?


Từ xưa đến nay, dân Việt Nam nói riêng và Đông Á nói chung rất xem trọng việc xem hướng nhà, hướng cửa, phong thủy. Phương pháp thường xem là lấy tuổi của gia chủ (người trụ cột, người quan trọng nhất trong nhà), rồi xem hướng nào tốt, hướng nào xấu, tổng cộng 8 hướng thì có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu.

Nhìn chung đó là phương pháp xem phong thủy theo trường phái Bát Trạch.

Thế còn những người xem hướng nhà không dùng tuổi chủ nhà thì sao?
Đó là những người theo trường phái Huyền Không.
Khi dùng Huyền Không, thì không quá xem trọng tuổi chủ nhà, mà xem trọng việc chia cung độ chi li cẩn thận. Hướng nhà chênh nhau 3-4 độ đã có thể thay đổi tốt hay xấu.
Ngoài ra, Huyền Không còn xem theo đại vận, tiểu vận. Từ đó xem xét được việc năm nào tốt, năm nào xấu, giai đoạn nào tốt, giai đoạn nào xấu của 1 căn nhà.

Xem ra Huyền Không có ưu thế hơn, vì vốn trời đất xoay vần, cái gì cũng có thời có thế, thì 1 mảnh đất cũng phải tốt xấu theo thời gian, làm sao có chuyện tốt là tốt mãi được.

Hiện nay các nhà phong thủy của Trung Quốc chủ yếu dùng Huyền Không. Trường phái này cũng đang được các nhà phong thủy Việt Nam nghiên cứu và phát triển dần, sử dụng nhiều.

Thế tại sao trong quá khứ, Bát Trạch lại thịnh hành như vậy???
Tương truyền rằng phương pháp này, vốn do sứ thần của Cao Ly (Triều Tiên) sang sứ Trung Quốc, xin người Trung Quốc truyền dạy cho thuật Phong Thủy. Vì muốn giấu nghề nên người Tàu truyền cho vài điểm để sứ thần mang về. Ai ngờ về nước dân Cao Ly nghiên cứu ghê quá, phát triển thành 1 trường phái, còn truyền ngược sang cho người Tàu, truyền xuống cho người Việt.

Nguyên nhân là do phái này khá đơn giản, 360 độ chia là 8 hướng, chia nhà thành 9 cung 8 hướng, rồi cứ thế mà định tốt xấu. Dễ học, dễ áp dụng, dễ phổ biến.

Còn vốn bản thân ở nước Trung Quốc, có 1 trường phái phong thủy khác cũng phát triển, đó là Huyền Không. Tuy nhiên trường phái này che giấu rất cẩn thận, không truyền cho nhiều người. Lại khó học, khó áp dụng, chi tiết tỉ mỉ, nên không phổ biến rộng rãi, và cũng không “nổi tiếng” bằng phái Bát Trạch kia.

2 phái cứ phát triển song song cho đến 1 ngày, cao thủ Bát Trạch đời nhà Thanh là Thẩm Trúc Nhưng (người mà kiên quyết coi thường Huyền Không vì nghe lời sư phụ). Thẩm học đến độ tinh thâm, nổi tiếng trong phái Bát Trạch, đã nghiên cứu rất kĩ 1 mảnh đất và cho rằng nó rất đẹp.
Tuy nhiên khi 1 vị quan táng mộ mẹ mình vào đó thì tai họa khủng khiếp ập tới. Thẩm Trúc Nhưng cực kì day dứt và mời hơn 20 vị tài năng khác trong phái Bát Trạch đến kiểm tra lại, kết quả vẫn như cũ.

Trong 1 lần tình cờ đọc được sách của phái Huyền Không, Thẩm Trúc Nhưng đã có câu trả lời. Từ đó ông nhờ 1 vài mánh khóe để tìm cách học kiến thức Huyền Không, chuyên tâm nghiên cứu, và là người phổ biến rộng rãi trường phái Huyền Không.
Tuy nhiên, vì độ khó, phức tạp, cộng thêm việc nhiều kiến thức bí truyền, khiến cho Huyền Không khó phổ biến cho dân chúng.

Share: