Độ từ sai, sự dịch chuyển cực Bắc và ảnh hưởng đến Phong Thủy

Như chúng ta đã biết, việc đo đạc Phong Thủy hướng nhà – hướng mồ mả được tính toán dựa theo la bàn phong thủy.

La Bàn Phong Thủy có cấu tạo là 1 kim nam châm ở giữa (Thiên Trì), cùng với các vòng ghi chú. Số lượng vòng – cách ghi chú tùy thuộc vào trường phái Phong Thủy. Và trong nhiều trường hợp, các thầy Phong Thủy thích dùng la bàn nhiều vòng để tỏ ra “ngầu – nguy hiểm” chứ kỳ thực họ không thể sử dụng từng đó vòng trong việc phân tích tính toán.

Để đề cao sự vi diệu, huyền bí cao siêu và độ phức tạp. Một số trường phái Phong Thủy còn thổi phồng việc đo đạc tính toán độ hướng. Họ cho rằng, mỗi phân kim quý như vàng, lệch 1 độ là lệch hẳn tốt – xấu. Liệu có đúng như vậy?

.

Thực tế, độ sai lệch độ số khi đo hướng nhà – hướng mộ có thể sai lệch rất nhiều giữa các lần đo. Các nguyên nhân chính dẫn đến việc này bao gồm:

1. Sai số của dụng cụ đo.

Dụng cụ đo có tốt đến mấy, thì bản thân nó cũng có nảy sinh sai số. La Bàn Phong Thủy sẽ không thể có độ chính xác như máy móc tinh vi. Người đo sử dụng la bàn cũng góp phần tạo nên sai lệch này. Sai số 1 – 2 độ là chuyện bình thường.

2. Ảnh hưởng của môi trường.

Với môi trường nhiều dây điện, sóng vô tuyến như hiện tại. Ảnh hưởng gây sai lệch hướng của kim la bàn là chuyện rất bình thường. 1 đường dây cao thế có thể gây sai lệch đến 15 độ.

3. Sự chuyển dịch của Cực Bắc – Cực Nam từ trường.

Chúng ta có thể nhìn hình ảnh bên dưới, Cực Bắc từ trường không cố định, mà thường xuyên thay đổi theo các năm. Hiện nay, Cực Bắc từ di chuyển khoảng 25 dặm/năm.

Điều này làm cho độ từ sai (độ lệch hướng giữa cực Bắc địa lý và cực Bắc từ trường) cũng thay đổi nhiều so với từng năm.

Bảng dưới là một số ví dụ về độ từ sai thay đổi theo các năm ở 1 số thành phố Việt Nam.

Tức là hướng nhà hướng mộ theo phong thủy, cũng có sự thay đổi theo từng năm chứ không hề cố định.

Thành phố

Độ từ sai 2025

Độ từ sai 2027

Độ từ sai 2029

TP.HCM

0.66 W

0.63 W

0.59 W

Hà Nội

1.75 W

1.73 W

1.71 W

Hải Phòng

1.85 W

1.83 W

1.81 W

Huế

1.42 W

1.4 W

1.38 W

.

Do vậy, với việc đo đạc phong thủy nhà cửa hay mồ mả, chúng ta nên trừ hao độ sai lệch khoảng 2 độ.

Đừng nên quá cuồng vọng về 1 trường phái phong thủy nào đó mà tính chi ly tiểu tiết đến từng độ. Không thể có 1 trường phái thực nghiệm nào có thể thống kê – nghiệm lý được việc tăng 1 độ hay giảm 1 độ thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốt – xấu.

.

Yếu tố Không Vong trong Phong Thủy.

Không Vong trong Phong Thủy là trường hợp hướng nhà – hướng mộ nằm giữa 2 sơn hướng. Nếu 2 sơn cùng 1 cung thì gọi là Tiểu Không Vong, 2 sơn khác cung thì gọi là Đại Không Vong.

Không Vong thường được mô tả là đem lại tai họa, rắc rối; gia đình không có con trai, nhiều việc điên đảo rối loạn.

Thực tế, chúng ta có thể phân tích trên cơ sở khoa học. Không Vong là vị trí giáp ranh giữa các sơn – hướng. Cho nên hướng nhà không thật sự thiên lệch hẳn theo hướng nào.

Với sự dịch chuyển thay đổi của Từ Trường Trái Đất và các yếu tố xung quanh (sông, núi, hồ….) khiến cho hướng nhà – cách cục Phong Thủy cũng sẽ thay đổi theo năm. Dẫn đến có những năm rất tốt và có những năm rất xấu. Tạo nên sự điên đảo rối loạn, tốt xấu khó lường.

Thành ra ấn tượng về Không Vong sẽ không được tốt.

Thật sự trong thực tế, nhiều ngôi nhà phạm hướng rất gần Không Vong, nhưng vẫn yên ổn tốt đẹp, không có vấn đề gì nghiêm trọng trong nhiều năm.

Cho nên, chúng ta cần nhìn nhận chính xác hơn về Không Vong. Không Vong không hẳn là luôn đem lại điều xấu. Không Vong chỉ xấu nếu hướng nhà – hướng mộ quá gần điểm giao giữa 2 sơn hướng. Khiến cho việc xác định trở nên khó khăn. Những lúc đó, chúng ta cần xoay chuyển 1 chút để tránh tuyến vị Không Vong đi là được.