Xem phong thủy cho chung cư có nhiều sự khác biệt so với nhà mặt đất.
Bởi vì chung cư có nhiều hộ gia đình sống chung với nhau, nhưng tổng thể lại ở trong 1 tòa nhà lớn. Do vậy các hộ gia đình trong tòa nhà có thể chỉ xem là các phòng trong 1 ngôi nhà.
Nếu chỉ xét riêng từng ngôi nhà với
hướng khác nhau thì dễ dẫn đến sai lầm. Bởi vì người trong 1 tòa chung cư có đi
lại, giao thiệp, sử dụng chung hành lang, đại sảnh, cửa lớn ra vào, sân chơi
chung…
I. Các bước xem phong thủy
cho 1 chung cư:
1. Xét tòa nhà lớn, tìm hướng (có thể
là hướng cửa lớn, hoặc dùng phương pháp: “lấy dương làm hướng”) để tìm hướng
tòa nhà.
2. Lập tinh bàn chung cho cả tòa nhà
lớn. Từ đó xác định trạch vận, cát hung chung cho cả căn nhà lớn.
3. Xác định loan đầu, bố trí sông, hồ,
núi xung quanh căn nhà. Bởi vì tòa chung cư là 1 tòa nhà lớn, do đó chúng ta cần
phải nhìn xa hơn 1 chút, nhìn kĩ địa thế sông núi ở xa, thay vì chỉ lấy đường
sá làm thủy, nhà lớn làm sơn như đối với nhà mặt đất.
4. Từ tinh bàn chung cho cả tòa nhà lớn,
lập cực, chia cung và xem xét các nhà nhỏ trong tòa nhà. Từ đó định vị được:
+ Nhà nào có phi tinh đẹp. Phù hợp cho nhân đinh, hay lợi cho tài lộc (kết
hợp loan đầu bên ngoài).
+ Nhà nào nằm trên phân giới giữa các tuyến vị không vong. Cần tránh những
căn nhà nằm giữa 2 cung, không cung nào chiếm đa số khoảng 70%. Hoặc những căn
nhà nằm phần lớn trên cung này, nhưng cửa ra vào lại nằm trên cung khác.
+ Nhà nào có phi tinh xấu. Bất lợi cho nhân đinh hay tài lộc (kết hợp
loan đầu bên ngoài).
Những căn nhà đẹp nhất là căn nhà nằm
trên cung độ có phi tinh đẹp, không nằm giữa 2 cung (trong 8 cung), và có hướng
ban công phù hợp với việc khai môn dựa trên tinh bàn tòa nhà. Với căn nhà đẹp
như vậy, thì việc thay đổi thiết kế bên trong nhà là không cần thiết, hoặc chỉ
cần thay đổi nhỏ, vẫn có cát lợi.
Còn những căn nhà đã không có phi
tinh đẹp, hoặc có tuyến vị không vong cắt ngang qua gần tâm nhà, thì dù bài trí
bên trong chung cư như thế nào, vẫn khó mà đem lại cát lợi, may mắn. Chỉ nên
thay đổi nhà ở mà thôi.
Dựa theo các bước ở trên, thì ta thấy
trong 1 tòa chung cư, chỉ có rất ít nhà đạt tiêu chuẩn: đẹp về phong thủy. Do
đó tránh được xấu đã là tốt lắm rồi.
5. Sau khi xét kĩ phi tinh toàn bộ
tòa nhà, thì ta có thể xem xét “tiểu huyền không”. Tức là phi tinh của căn nhà
bên trong căn nhà.
Nguyên tắc: lấy ban công làm hướng.
Do ban công là nơi lấy ánh sáng chính, thông khí. Còn cửa ra vào chung cư thường
xuyên đóng, không có ánh sáng, luồng khí lưu thông cũng ít, không phù hợp để lấy
làm hướng.
Dựa vào hướng ban công chính, ta lập
tinh bàn. Dựa theo các nguyên tắc huyền không phi tinh để bài trí nội thất
trong căn nhà. Vị trí cửa ra vào xem như là vị trí khai môn.
Như đã nói ở trên, nếu vị trí căn nhà
đẹp rồi thì thiết kế bên trong nhà cũng không quá quan trọng nữa. Nếu có khó
khăn trong việc sửa lại thiết kế, vị trí phòng ngủ, phòng bếp ở hướng xấu so với
“tiểu huyền không” thì cũng không cần phải lo lắng quá.
Lưu ý quan trọng: Trường hợp đã vào ở
1 thời gian dài, mà thấy tinh bàn “tiểu huyền không” được lập theo hướng ban
công chính có lưu niên cát hung ứng hợp hơn so với tinh bàn của toàn bộ tòa
nhà. Thì chúng ta lấy tinh bàn “tiểu huyền không” này để tính toán các vận hạn
trong tương lai. Bởi vì không phải lúc nào trạch vận, cát hung của toàn tòa nhà
cũng có ảnh hưởng bao trùm lên tất cả các căn hộ.
6. Yếu tố bát trạch (tuổi chủ nhà và
hướng ban công) có thể được xem xét, chỉ là yếu tố bổ sung, không quá quan trọng.
II. Tòa nhà đôi, phong thủy
giữa 2 tòa sẽ khác nhau.
Cần lưu ý quan trọng với trường hợp 2
tòa nhà đôi. Vì chúng ta dễ chủ quan rằng 2 tòa nhà cùng 1 hướng, vị trí gần
nhau, chọn tòa nào cũng được.
Ví dụ:
2 tòa nhà cùng tọa Tý hướng Ngọ. Thì
tòa nhà A ở bên phải, sẽ thoáng khí hướng Tây (nếu xung quanh không có nhà nào
khác), và hướng Đông sẽ không được thông thoáng vì tòa nhà B chắn mất.
Tòa nhà B ở bên trái thì ngược lại, sẽ
thoáng khí hướng Đông, còn hướng Tây sẽ bị tòa nhà A chắn mất.
Nên với tinh bàn huyền không giống nhau, việc khác nhau như trên cũng ảnh hưởng đến phong thủy của 2 tòa nhà khác nhau.
III. Tránh vì phong thủy mà
bỏ quên các yếu tố khác.
Sử dụng phong thủy là việc nên làm
khi chọn mua chung cư, tuy nhiên các yếu tố quan trọng khác như chất lượng dịch
vụ, an ninh. Lựa chọn tầng thấp sẽ ồn ào, hay lựa chọn tầng cao sẽ nhiều gió
v.v…. cũng ảnh hưởng cực kì quan trọng. Tránh vì phong thủy đẹp mà lựa chọn căn
nhà không vừa ý.
Phụ Lục 1: Vì sao phải lấy
ban công làm hướng?
Những người xem phong thủy có quan điểm
riêng khác nhau về cách lập hướng của căn hộ chung cư. Có một số quan điểm như
sau:
- Từ tầng 6 trở xuống tính theo hướng
của tòa chung cư (mỗi căn hộ được xem như 1 phòng của tòa nhà lớn, nên các căn
hộ không có hướng riêng, tất cả đều có hướng theo tòa nhà).
- Lấy hướng cửa ra vào làm hướng của
căn hộ. Do đây là nơi người đi ra vào.
- Lấy hướng của ban công làm hướng của
căn hộ. Do đây là hướng thoáng, đón nhiều ánh sáng mặt trời, nạp khí, phù hợp
quan điểm: “lấy dương làm hướng”.
Theo như quan điểm của nhiều thầy
phong thủy người Hoa chuyên xem cho các căn hộ chung cư tại Hong Kong,
Singapore, Đài Loan… là những nơi có dân số sống trong chung cư rất đông. Thì
phần lớn các thầy phong thủy sử dụng hướng ban công làm hướng cho căn hộ, kể cả
căn hộ ở các tầng thấp.
Cũng một phần vì nguyên nhân cửa ra
vào ở các chung cư không có phần “minh đường” thông thoáng, mà chỉ là các hành
lang hẹp. Cửa ra vào các chung cư cũng thường xuyên đóng lại, ít khi mở, do đó
vai trò thu nạp khí không được nhiều.
Ta có thể xem như ban công là mặt tiền,
là bề ngoài, là hướng chính của căn hộ. Còn cửa ra vào như là “cửa sau” của căn
nhà. Giống như việc bạn có 1 căn nhà ở mặt đất có cửa trước và cửa sau, nhưng lại
thường xuyên dùng cửa sau để ra vào, cửa trước ít khi sử dụng.
Phụ lục 2: Xác định hướng cửa
như thế nào?
Trước hết ta phải định tâm cho căn nhà. Với các căn hộ chung cư không có hình chữ nhật. Ta lấy một hình chữ nhật có kích thường gần, sao cho phần thừa hoặc phần thiếu không quá 1/9 căn hộ. Ví dụ ở hình dưới là căn hộ với phần thừa ra hoặc thiếu đi tại 1 hướng.
Sau khi vẽ được hình chữ nhật và định
tâm cho căn hộ. Ta lấy hướng cửa theo tâm của căn hộ. (Không lấy hướng cửa theo
chiều vuông góc cánh cửa).
Ví dụ hình dưới, cửa có hướng Giáp so
với tâm căn hộ. Nếu lấy vuông góc với cánh cửa, thì cửa có hướng Mão. Ta lấy
Giáp để tính toán chứ không lấy Mão.