Đây là Tháp Văn Xương.
Tháp Văn Xương là 1 vật phẩm phong thủy. Các cửa hàng quảng cáo rằng, nếu đặt tháp này ở nơi kích hoạt cung Văn Xương thì sẽ thúc đẩy việc học hành, con cháu chăm chỉ ghi nhớ tốt, thành tích từ đó tăng lên.
Vậy sự thật có đúng như vậy.
Từ thời cổ, con người nhìn lên bầu trời và tưởng tượng ra các vì sao ứng với các vị thần.
Sao Văn Xương là một chòm sao trong hệ thống thiên văn cổ Trung Hoa, gồm 6 ngôi sao, tượng trưng cho trí tuệ, văn chương, và quyền lực học thuật. Từ thời Hán – Đường, người ta tin rằng vị trí của sao Văn Xương trên trời ảnh hưởng đến vận mệnh khoa cử của con người.
Trong Đạo giáo, Văn Xương dần được nhân cách hóa thành một vị thần tên là Văn Xương Đế Quân.
Vị thần này cai quản văn vận, xuất hiện trong các kinh sách như Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn.
Nhưng giai đoạn thời cổ này chưa có hình ảnh tháp Văn Xương đã hình thành.
Kiến trúc Tháp gắn liền với Văn Xương bắt đầu từ thời Đường; Tống.
Dưới thời Đường; Tống, khoa cử trở thành con đường tiến thân quan trọng, thúc đẩy tín ngưỡng thờ Văn Xương. Các học giả bắt đầu xây tháp Văn Xương gần trường học, Văn Miếu để cầu đỗ đạt.
Tháp trong văn hóa Á Đông vốn là kiến trúc linh thiêng, biểu tượng của sự giác ngộ, vươn cao. Việc gắn tháp với Văn Xương mang ý nghĩa bút viết lên trời; tượng trưng cho khát vọng học hành thành danh.
Tháp Văn Xương thường có 7 hoặc 9 tầng, tương ứng với thang bậc tu luyện trong Đạo giáo và Phật giáo, đồng thời phản ánh quan niệm: "thăng hoa từng bước" trong khoa bảng.
Đến thời Minh - Thanh, việc thờ Văn Xương và xây tháp trở nên phổ biến khắp Trung Quốc. Nhiều tháp Văn Xương được xây dựng ở các địa phương.
Trong phong thủy, tháp được coi là vật trấn yểm, hút khí văn hiến; giúp địa phương sản sinh nhân tài.
Ví dụ:
Tháp Văn Xương thường xây ở hướng Đông Nam là hướng của trí tuệ hoặc gần sông hồ tượng trưng cho mực nghiên.
Tháp Bút - Đài Nghiên ở Hồ Gươm - Hà Nội được xây dựng năm 1865; có khắc 3 chữ "Tả Thanh Thiên"; nghĩa là "Viết lên trời xanh" liên quan đến biểu tượng văn chương.
Tháp Văn Xương có thật sự tác dụng kích thích học tập thi cử.
Tháp Văn Xương chỉ là 1 biểu tượng, giúp cho sĩ tử liên tưởng đến Văn Xương, khoa bảng.
Nếu học sinh không hiểu được những ý nghĩa liên quan đến Tháp Văn Xương, thì việc đặt 1 cái tháp ở bàn học không mang lại ý nghĩa gì cả. Nó chỉ là 1 đồ vật vô tri vô giác.
Ngược lại, nếu một học sinh hiểu được những ý nghĩa sâu sắc của tháp Văn Xương; thì mỗi lần nhìn về cái tháp này, học sinh mới có sự kích thích về mặt học tập.
Đây gọi là; đồng thanh tương ứng; đồng khí tương cầu.
Thay vì đặt tháp Văn Xương, chúng ta có thể đặt bằng khen, huy chương; hoặc là đặt những cuốn sách về các tấm gương hiếu học, thì sẽ có tác động hiệu quả hơn.
Vật phẩm phong thủy chỉ thực sự có tác dụng, khi chúng ta hiểu hết nguồn gốc và ý nghĩa văn hóa của nó.
Lúc đó chúng ta mới có những rung cảm nhất định mỗi khi nhìn và suy nghĩ về vật phẩm phong thủy đó.
Đừng nên kỳ vọng 1 chiếc tháp có thể phát ra năng lượng kỳ diệu giúp cho con bạn 1 bước thành tài.