Con người luôn xu hướng đi tìm
những cảm xúc tốt. Cảm giác sung túc, cảm giác quyền lực, cảm giác tự hào vinh
quang, cảm giác hạnh phúc v.v…
Nên có những người không hào hứng
với tình yêu, vì họ đã có những nguồn cảm xúc khác bù vào rồi. Họ lấy cảm giác
được đừng trên đỉnh cao quyền lực, cảm giác đếm những xập tiền, hay cảm giác
theo đuổi đam mê, thú vị hơn là cảm giác yêu đương.
Còn đa phần chúng ta, đều khá hào
hứng với tình yêu, vì đó là nguồn đem lại nhiều cảm xúc tốt. Đơn giản thôi,
theo bản năng, khi tiếp xúc với người khác giới mà “có dấu hiệu” thì hocmon
trong cơ thể sẽ sản sinh, tim đập nhanh, não tiết ra các chất hóa học kích
thích đầu óc để báo rằng: “đó, đó, tiến lên đê, đối tượng đó, bắt nó về làm vợ
đi”.
Và nó hình thành nếp trong não của
chúng ta, hình thành 1 phản xạ có điều kiện, nói rằng: cứ gặp cái người mà “có
dấu hiệu” đó, là ta sẽ có cảm xúc tốt. Về cơ bản thì trai hay gái cũng đều vậy
cả. Chỉ là gái thì chậm hơn, còn trai thì nhanh hơn mà thôi.
Vậy nên, ta lại cố gắng tìm cách
tiếp cận, tiếp xúc nhiều hơn với người ta, để tạo ra cảm xúc cho nhau. Nhưng
nếu chỉ vậy thì đơn giản quá. 2 người yêu nhau, 1 ngày ra cầm tay nhau 1 cái,
rồi bái bai ra về, thế có mà ngập tràn hạnh phúc.
Não người có cái dị hơn, đó là ăn
món nào mãi rồi cũng chán, mà sống lâu trong môi trường nào rồi cũng muốn đổi
mới.
Khi đã quen với 1 cảm xúc, ta lại
có nhu cầu tìm những cảm xúc mới hơn, mạnh hơn, sướng hơn nữa.
Gặp gỡ rồi thì muốn nắm tay, nắm
tay rồi thì muốn ôm, ôm rồi thì muốn hôn ....
Tất nhiên, không phải lúc nào cũng
có sự thăng tiến, nhưng nếu không thăng tiến, thì chí ít cũng phải bằng lúc
trước mới thỏa mãn được. Cái này gọi là NGHIỆN cảm xúc. Sẽ phân tích sau.
Vậy nên nguồn đầu tiên ta nghĩ đến,
chính là cái nguồn từ người “có dấu hiệu” kia. Ta cố gắng tìm cách moi thêm cảm
xúc từ người đó. Họ mong chờ gặp người đó. Mong chờ những việc làm người đó
dành cho mình.
Và tai hại hơn với những người đọc
sách báo, tiểu thuyết, xem phim ảnh… Trí tưởng tượng của họ sẽ bay cao bay xa.
Họ nhìn những tình yêu “ảo” đó, và tưởng tượng mình sẽ như thế nào, tưởng tượng
mình và người yêu mình như thế nào, họ cố hình dung ra những cảm xúc tốt mà
mình sẽ đạt được.
Vì vậy nên họ lại càng cố gắng
trông chờ vào cái gọi là “tình yêu” để tạo nên những cảm xúc cho họ.
Đến mức mà con người ta đôi khi sẵn
sàng hi sinh 1 số quyền lợi về vật chất, tinh thần, và thậm chí chấp nhận 1 số
cảm xúc xấu, để hi vọng có thể tìm được, duy trì và phát triển được những cảm
xúc tốt từ “tình yêu”.
-------------------
Và đỉnh cao là gì. Đó là khi con
người ta muốn duy trì nguồn cảm xúc tốt lâu dài, muốn có những cảm xúc tốt đẹp
từ tình yêu lâu dài. Thì họ bắt đầu ràng buộc nhau.Đó chính là: người yêu, và
xa hơn là vợ chồng.
Về bản chất, tình yêu đơn giản là
cảm xúc đôi bên dành cho nhau.
Nhưng, khi là người yêu rồi, thì đó
là sự ràng buộc lẫn nhau, là sự cam kết dành cho nhau. Anh cam kết rằng: anh sẽ
là nguồn cung cấp cảm xúc tốt và giải tỏa cảm xúc xấu cho em. Em cũng vậy. OK.
Ôi. Thực tế phũ phàng. Nó là sự
ràng buộc lẫn nhau mà thôi.
=============
Nói về việc nghiện "tình
yêu" đến mức khó thoát ra.
Về bản chất, đó cũng chỉ là việc
NGHIỆN CẢM XÚC.
Khi tiếp xúc, đi lại, trò chuyện,
giao tiếp, hay ngắn gọn là yêu 1 người, ta sẽ có cảm xúc tốt. Các cảm xúc tốt
có liều lượng cao, chúng ta sẽ thường nhớ và tìm cách lặp lại sự việc hay hoàn
cảnh, đạt được tình huống mong muốn để có được hưởng các cảm xúc tốt thêm một
lần nữa.
Giống như khi ăn một món ăn rất
ngon, gặp một người đẹp đã tạo cho ta nhiều cảm xúc tốt, chúng ta thường ghi
nhớ và mong muốn có các cảm xúc tốt đó thêm nhiều lần nữa.
Khi sự việc được lặp đi lặp lại,
các cảm xúc tốt mà bạn có được sẽ tạo thành một nhu cầu thường xuyên, một thói
quen mà bạn muốn có và làm bạn hài lòng. Đó đơn giản là sự quan tâm chăm sóc
nhau, sự vui vẻ khi ở bên nhau, hay mạnh hơn là những lúc tiếp xúc, ân ái.
Những việc này bạn sẽ cho là thói
quen, là thứ cần phải có. Giống như việc hít thở không khí. Như việc mẹ mình
chăm sóc cho mình vậy. Quá đỗi tự nhiên.
Nhưng khi các thói quen bị thay
đổi, các cảm xúc tốt thường có không còn nữa thì bạn sẽ gặp vấn đề với các cảm
xúc xấu do sự thiếu hụt những cảm xúc tốt quen thuộc. Bạn đang rơi vào trạng
thái NGHIỆN CẢM XÚC.
Việc này là do mình đã bị lệ thuộc
vào người yêu của mình. Do họ là nguồn cung cấp cảm xúc tốt, và giải tỏa cảm
xúc xấu cho mình. Nên mình phải cố duy trì mối quan hệ này, để giữ nguồn cung
đó thường xuyên.
Vì vậy, khi bị cắt quan hệ, cá nhân
thường sẽ bị đau khổ vì mất đi các nguồn cảm xúc tốt và không giải tỏa được
những cảm xúc xấu.
Trong các mối quan hệ, cá nhân luôn
cần được tiếp xúc với những người có thể hiểu, chia sẻ, đồng cảm được với mình.
Khi có sự chia sẻ cảm xúc, các cảm xúc xấu sẽ giảm đi, các cảm xúc tốt sẽ được
nhân lên.
Sự lệ thuộc này cũng mạnh tương tự
như sự lệ thuộc của cá nhân vào các chất gây nghiện như heroin, cocaine,
morphine.
Vì vậy, khi bị mất các mối quan hệ
này - thì sự đau khổ cũng có thể lên đến đỉnh điểm và đau đớn không kém gì tình
trạng người nghiện ma túy bị thiếu thuốc.
Điều này thì không những tình bạn,
mà tình yêu, tình cha con, anh em cũng có thể đem lại. Nhưng thường tình yêu là
mạnh nhất, vì cảm xúc tốt do tình yêu đem lại thường là mạnh nhất.
Blogger Joe đã từng viết rằng, các
cô gái Việt yêu trên 3 năm, thì thường là họ xác định rồi.
Xác định tức là lúc đó họ có thể
không hoàn toàn hài lòng với người yêu của mình, hoặc không quá yêu người yêu
của mình. Nhưng với họ, cảm xúc mà người yêu đem lại đã quá quen thuộc, cần
thiết rồi. Thiếu nó thì họ không thể chịu được. Có thể những chàng trai khác sẽ
đem lại cho họ cảm xúc tốt hơn, tình yêu mạnh hơn. Nhưng việc đã quá lệ thuộc
vào cảm xúc do người yêu đem lại, khiến họ rất khó dứt bỏ để có mối tình mới.
Hoặc có 1 chị bảo với mình rằng:
tình yêu của chị đơn giản lắm em ạ. Hằng ngày nấu cơm chờ chồng về. Ăn uống rồi
tâm sự chút ít, hỏi thăm nhau 1 câu, thế là được.
Mình mới nói rằng: đó là do chị bị
quen, bị lệ thuộc vào thói quen đó rồi, nên bỏ nó đi là chị không chịu được.
Chị cảm thấy hài lòng với sự an toàn đó và không muốn mất đi. Chứ nếu chồng chị
nhiệt tình hơn, tình cảm hơn, chị vẫn thích hơn chứ.