Thể loại: tâm lý, hiện thực xã hội,
không tình cảm, có mùi gió.
Tình yêu qua góc nhìn
thực tế mà phũ phàng.
Tình yêu là gì. Như có ông nào đó
nói: “đố ai định nghĩa được tình yêu”.
Không phải ông ta không biết, nhưng
lỡ nói toạc móng heo ra thì sao tán được gái nữa. Chẳng lẽ nói: anh yêu em vì
bộ ngực tràn đầy sức sống, anh yêu em vì đường cong khêu gợi… Không không, vì
ông ta là nhà thơ, nên phải màu mè hơn 1 tí, lãng mạn bay bổng 1 tí. Anh yêu em
vì anh yêu em mà thôi, chứ không định nghĩa được.
Thôi vào chủ đề chém gió chính. Đó
là sự thật và phũ phàng.
Con người ta, sinh ra có 2 bản năng
mạnh nhất, đó là sinh tồn và duy trì nòi giống. Mà cái thứ 2 thường mạnh hơn
cái thứ nhất. Bởi vậy mà người mẹ sẵn sàng lao vào nguy hiểm cứu con. Còn người
cha dù biết vất vả, khổ sở và tốn kém nhưng vẫn cứ lao đầu vào ... các mẹ.
Bản năng vốn là tự nhiên, lại còn
duy trì từ thời cổ đến thời nay. Nên sinh ra ta đã có tư tưởng:
Nam --> đi kiếm con mái nào có
khả năng duy trì nòi giống.
Nữ --> kiếm con đực nào có khả
năng duy trì nòi giống.
Nam thì đơn giản lắm. Cứ có khả
năng duy trì là được. Thời cổ cứ em nào nhìn khỏe mạnh đẫy đà là các anh ưng.
Thời phong kiến cũng chuộng người đẫy đà. Bởi vậy các cụ mới có câu: “to mông
rộng háng mới đáng chữ tiền”.
Nhiều khi mình cũng chẳng hiểu, rất
nhiều anh mê các em ngực to. Ngực to để làm gì. Chắc là nhiều sữa cho con bú
(và cho các anh nữa cũng nên).
Còn nữ thì phức tạp hơn. Vừa phải
đẹp trai, cao to vạm vỡ (thế mới truyền giống được), và phải tài năng giỏi
giang (thế mới kiếm ra tiền được).
Nhưng xã hội và văn hóa phát triển,
thì mọi sự cũng phức tạp lên. Phụ nữ đẻ mổ được, ừ thì không cần mông to, vẫn
đẻ tốt. Đàn ông không phải săn bắn nữa, ừ thì chẳng cần vạm vỡ lắm đâu, cứ
nhiều tiền là em ưng.
Nhưng thế vẫn chưa xong. Bởi vì xã
hội ắt sẽ phân ra những người đủ điều kiện, và những người không đủ điều kiện.
Những người hơn và những người kém. Trong khi ai cũng muốn chọn con mái, con
trống tốt nhất. Mà trong tranh đấu, thì không từ thủ đoạn, cốt sao là để hoàn
thành nghĩa vụ thiêng liêng trời giao. Vậy nên mới sinh ra hàng đống đống những
quy tắc, luật lệ cộng với hàng đống đống những văn thơ, tiểu thuyết… màu mè,
hoa mỹ.
- Em à, 1 túp lều tranh 2 trái tim
vàng. Bla blo…
- Em à, lấy chồng là phải chung
thủy với chồng, dù anh trym ngắn trym teo cũng phải chung thủy. Bla blo…
- Em à, anh yếu, anh kém tài, anh
không kiếm được tiền, nhưng nhà anh giàu. Bla blo…
- Anh à, mông nhỏ vẫn đẻ tốt, mà
mông nhỏ săn săn mới đẹp. Blo bla…
- Anh à, ngực bé nhưng vừa tay là
được anh ạ, to dễ chảy sệ lắm. Blo bla…
…
Đấy đấy, và trước đây tôi cũng bị
tiêm nhiễm bởi vô khối thứ như thế. Cũng không trách được, vì cha mẹ, ông bà
cho đến cụ kị nhà ta, từ khi đẻ ra cũng bị nhiễm những “văn hóa” như thế rồi.
Lúc đó mới than vãn: “đời là bể khổ, mà chúng sinh thì không biết bơi”.
Có khi cứ tự nhiên như mấy đứa dân
tộc, ra phố liếc nhau ưng phát là về. Con đẻ ra sòn sòn.
Vậy nên cứ thẳng thắn nhìn nhận: Tình
yêu là 1 thứ mà do con người vẽ ra, để có thể ràng buộc lẫn nhau.
========
Về bản chất, tình yêu là
cảm xúc.
Mà nói gì tình yêu, tất cả mọi thứ
vui, buồn, đau khổ, hạnh phúc … của chúng ta, đều là cảm xúc.
“Cuộc đời là cuộc chơi của những
cảm xúc.”
Cảm xúc thì phân ra cảm xúc tốt, và
cảm xúc xấu.
Con người, luôn cố tìm cách để đạt
được cảm xúc tốt (vui, hạnh phúc, yêu đời…) và xa lánh cảm xúc xấu (lo lắng, sợ
sệt, buồn bã…).
Cảm xúc thì có 2 dạng: bản năng và
phản xạ có điều kiện.
Tương ứng với nó, tình yêu cũng có
2 dạng là : Bản năng và phản xạ có điều kiện.
Phản xạ có điều kiện.
Tức là đọc sách báo nói rằng: có
hoa thì mới gọi là tình yêu. 8/3 đòi hoa, 20/10 đòi hoa, sinh nhật đòi hoa, và
chủ nhật cũng đòi hoa.
Tại vì đọc sách của bọn Êu rô pờ nó
nói rằng: socola vừa ngọt vừa đắng, thể hiện 2 mặt của tình yêu. Ừ thì phải
socola.
Tại vì mấy ông nhà văn bố láo nói
rằng: tình yêu là phải trải qua gian khổ, thử thách, thì mới vững bền. Á, em
thích anh rồi nhá. Nhưng mà anh cứ tán đi, chưa đủ nửa năm thì còn lâu em mới
đồng ý. Anh không khổ sở vì em, thì sao chứng minh được tình yêu, chứng minh
đê.
Khổ thế đấy.
Thực ra, khi ta lớn lên, tình yêu
nó đơn giản và trong sáng lắm. Bởi vì đó là tình yêu bản năng. Cứ thích là
được. Nhưng vì xã hội cấm đoán, vì bao nhiêu văn hóa lễ nghĩa, nên các chàng
các nàng phải nín nhịn, không dám tùy ý hành động. Không dám vồ vập tự do.
Nhưng rồi, chúng ta dần tiếp cận
với ti vi, sách báo, phim ảnh, tiểu thuyết, và cả những câu chuyện kể của bà,
của mẹ…
Thế là tình yêu trong đầu chúng ta
bắt đầu phức tạp, rối rắm, loạn xị ngậu lên.
------------
Trước ngồi nói chuyện với chú, chú
nói chuyện rất hài:
- Tán gái à cháu, như chú đây này,
ngày xưa đi thuyền qua sông thấy em nào thích thích thì tán luôn rồi bám theo
về tận nhà.
- Thời giờ mà thế nó lại tưởng bám
theo làm gì, ăn đấm chú ạ :v
- Ngày xưa đi tán vợ cho em trai
chú, 3 anh em cùng đi, làm cô kia e thẹn mà chẳng biết anh nào tán :v
Thế mới thấy, tình yêu xưa kia nó
hơi bị “đơn giản”.
Hồi nhỏ mình đọc 1 số chuyện cổ,
rất thắc mắc. Thắc mắc là vì có anh nào đến hỏi cưới, cô gái nhìn qua, rồi phụ
huynh cô gái hỏi: được không con, cô gái gật đầu e lệ.
Và như 1 thầy giáo dạy sinh học của
mình từng nói: “càng học cao, tình yêu càng phức tạp”.
Tôi thì chẳng nghĩ vậy, chính ra
chuẩn phải nói là : “càng đọc tiểu thuyết, sách báo, xem phim, giao lưu xã hội
nhiều, tình yêu càng màu mè, phức tạp”.
Vì lúc đó phải để ý từng câu nói,
hành động xem có giống phim không, từng bông hoa, món quà, ngày lễ này nọ có
giống tiểu thuyết không, và các chỉ tiêu về người yêu, có giống lũ bạn nói
không. Thời gian tán phải bao lâu mới đủ, nhận lời sớm là dễ dãi, ứ đâu, phải
cò cưa.
Với con trai thì học theo mà có bao
nhiêu lời chém gió như rót mật vào tai gái, rồi bí kíp tán gái này nọ. Cuối
cùng trai gái đều cáo hơn. Và tình yêu vô hình chung cũng phức tạp hơn.
Sau đó trai gái cùng quy kết: “tình
yêu phải như thế, sau này nó mới vững bền”.
Cũng không hẳn. Có câu “ngu si
hưởng thái bình”. Tức là những người ngu, thì sẽ không có những đau khổ của
những người giỏi.
Những người học hành kém, chỉ làm
công nhân, nông dân, thì họ nhìn những người học cao với con mắt ước ao. Nhưng
họ không biết rằng, càng học cao, càng trí thức, thì càng đau đầu, và chưa chắc
đã thấy thoải mái, hạnh phúc hơn họ. Nhất là khi công nhân, nông dân nhiều khi
còn kiếm tiền nhiều hơn trí thức.
Trong tình yêu cũng vậy, có những
người kiểu như “ngu si” trong tình yêu, họ lại có những tình cảm rất đẹp, rất
bền, mặc dù họ có thể gặp cái đã yêu, thích cái đã nhận lời. Tình yêu
của họ thiên về bản năng nhiều hơn.
Vì tiêu chuẩn trong tình yêu của họ
rất thấp, suy nghĩ trong tình yêu của họ đơn giản, cảm xúc của họ đơn giản và
mộc mạc, tự nhiên và chân chất. Không cần hoa, không cần lời lẽ ngọt ngào,
không cần sự quan tâm đưa đẩy hằng ngày, không cần hỏi han xem em ăn chưa, em ở
đâu, em mệt không...
Ít tiêu chuẩn --> ít đau khổ, ít
suy nghĩ. Yêu thì vẫn cứ yêu. Ai dám chắc tình cảm sẽ không bền nào.
Chỉ là nếu so sánh, thì rõ ràng bên
“ngu si” không có những phút giây gọi là lãng mạn như trong phim mà thôi.
Nhưng tôi nghĩ cũng chẳng thiết.
Khi tiêu chuẩn chị cao, chị cần 1 bó hoa to, ở 1 khung cảnh xào xạc lá vàng
rơi, chị mới rùng mình xúc động.
Còn khi tiêu chuẩn chị thấp, cầm
tay chị cái chị cũng rùng mình xúc động rồi cũng nên :D . Cảm xúc đưa lại là
như nhau.
Nhớ lại lần đầu cầm tay người bạn
thích mà xem, cảm xúc nó cũng phiêu lắm ấy chứ.