Hiện nay tôi thấy trên mạng
internet có tình trạng trăm hoa đua nở, người người học tử vi, nhà nhà học tử
vi, từ đó cũng nảy ra lắm thứ lý thuyết trên trời dưới biển.
Có quan điểm cho rằng: tử
vi và phật giáo liên hệ với nhau.
Cụ thể, những người này
dùng 1 số quan điểm của Phật Giáo (và của một số tôn giáo khác) đem vào tử vi.
Bao gồm nhân-quả, đầu thai.
Họ quan niệm rằng: lá số
tử vi thể hiện bản đồ tiền kiếp, kiếp trước của mình như thế nào, và kiếp này
mình hưởng được tương ứng.
Trở lại với lịch sử, tử
vi ra đời và phát triển vào thời nhà Tống – Trung Quốc.
Đây là giai đoạn mà Phật
giáo bị giảm sút, trong khi Khổng Giáo và Đạo Giáo phát triển mạnh mẽ. Vì thế
mà trong tử vi có 1 số tư tưởng chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo. 1 số sao thể hiện
sự năng nổ, sáng tạo, thực tế thì hay bị gán cho 1 vài tính chất xấu.
Tuy nhiên, tử vi khá tiến
bộ khi không phân biệt nam nữ, và cũng chẳng có dòng nào trong các sách tử vi phổ biến nhắc đến nhân quả, tiền kiếp, đầu thai cả.
Nên những quan điểm cố
gán ghép một vài tư tưởng của Phật Giáo (và một số tôn giáo khác) như đầu thai,
tiền kiếp, nhân quả vào tử vi, tôi thấy là không hợp lý.
Nói đến đạo giáo, tôi rất
thích 1 câu:
Thiên
địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu.
Dịch
nghĩa:
Trời đất bất nhân, coi vạn
vật như chó rơm.
Lời
bàn:
Trời đất, tức luật thiên
nhiên, không có tình thương của con người (bất nhân) không tư vị với vật nào, cứ
thản nhiên đối với vạn vật, lẽ đó dễ hiểu mà loài người thời nào và ở đâu cũng
thường trách tạo hóa như vậy. Những câu:
ưu thắng liệt bại, cạnh tranh để sinh tồn, tài giả bồi chi, khuynh giả phúc
chi, có sinh thì có tử… đều diễn ý cái ý “thiên địa bất nhân”. Đang thời thì dùng, quá thời thì bỏ như cây cối
xuân hạ tươi tốt, khi trổ hoa kết trái rồi qua thu đông thì điêu tàn. Cho nên Lão tử bảo trời đất coi vạn vật như
chó rơm. Những con chó kết bằng rơm khi
chưa bầy để cúng thì được cất kỹ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi
cúng xong rồi thì người ta liệng nó ra đường, người đi đường lượm về để nhóm lửa
(Trang Tử - thiên Thiên vận)