Có vài người đã hỏi ngay:
- Thế chuyện con cái, nhà
cửa, tiền bạc, có cộng nghiệp được không vậy?
Có 1 bài của cụ Hoàng Hạc
viết trên tạp chí KHHB:
- Muốn biết số con bao
nhiêu, phải coi số của cả 2 vợ chồng mà đoán. Người có nhiều con, người có ít
con, đem cộng lại mà chia đôi. Các cung khác cũng vậy. Như số người chồng thật
giầu và số người vợ thật nghèo, hoặc ngược lại, thì cũng cộng lại với nhau mà
chia đôi ra để được biết về tài lộc của hai vợ chồng ra sao.
Mình cơ bản, mình không đồng
tình lắm với cụ Hoàng Hạc. Lấy 1 ví dụ đơn giản, 1 anh chồng vô sinh (hoặc khó
có con) lấy 1 người vợ mắn đẻ thì sẽ thế nào? Khả năng cao là anh ta sẽ phải
nuôi con nhà hàng xóm :)).
Trở lại với khái niệm, số
phận của một con người. Thì xét tổng thể, hầu như số phận của 1 con người, chỉ
nhìn ra được những thứ “của ta” như thế nào. Còn những thứ ngoài ta, thì số phận,
bói toán hầu như không nhìn ra được.
Nghe có vẻ “quá khó hiểu”.
Mình sẽ cố gắng giải thích từ từ, hi vọng các bạn tiếp thu được.
Lấy ví dụ như trong tử
vi, lá số tử vi có 12 cung: mệnh, phụ mẫu, phúc đức, điền trạch, quan lộc, nô bộc,
thiên di, tật ách, tài bạch, tử tức, phu thê, huynh đệ.
Mệnh là Tôi
Huynh đệ của Tôi
Phu Thê của Tôi
Tử Tức của Tôi ( khác với
tử tức của vợ tôi)
Tài Bạch của Tôi (khác với
tài bạch của vợ tôi)
Tật Ách của Tôi
Thiên Di của Tôi
Nô Bộc của Tôi
Quan Lộc của Tôi
Điền Trạch của Tôi (khác
với điền trạch của vợ tôi)
Phúc Đức của Tôi (khác với
phúc đức của vợ tôi)
Phụ mẫu của Tôi (khác với
phụ mẫu của anh em tôi)
Xét từng trường hợp nha.
1.
Tử tức:
Vì sao nói con của tôi
khác con của vợ tôi?.
Là vì, con thì cũng là những
đứa ấy. Nhưng cách đối xử của con cái với cha mẹ khác nhau. Có thể rất hiếu thuận
với mẹ, nhưng lại lạnh nhạt với cha. Có thể cho cha rất nhiều tiền, nhưng chẳng
cho mẹ xu nào. Hoặc cha mất sớm, và chẳng được hưởng gì từ con, trong khi mẹ sống
lâu, và hưởng của con rất nhiều.
Vậy nên trong tử vi nói
riêng, và số phận nói chung, không thể xem xét kĩ 1 đứa con sẽ giỏi, thành đạt
hay giàu có, hiếu thuận đến mức nào. Chỉ có thể xem xét được: nó như thế nào đối
với mình, dưới góc nhìn của mình.
Có thể 1 người có cung tử
tức xấu, nhưng con cái người đó vẫn rất thành đạt, khổ nỗi chẳng cho cha mẹ xu
nào, hoặc đuổi cha mẹ ra đường chẳng hạn.
Vì vậy, có thể nói, trong
chuyện tử tức, không có chuyện cộng nghiệp (cộng số) của vợ và chồng. Ai tử tức
đẹp người ấy hưởng.
Tuy nhiên, nếu kết hợp tử
tức vợ và chồng lại, vẫn có thể nhận định kha khá về con cái của mình như thế
nào.
2.
Tài Bạch.
Tài bạch ở đây theo nghĩa
tiền tài, khả năng kiếm tiền, dòng tiền luân chuyển.
Rõ ràng, tài bạch của vợ,
và tài bạch của chồng, khác nhau hoàn toàn, thân ai người ấy lo. Tài bạch chồng
đẹp, chồng kiếm vài nghìn đô. Tài bạch vợ xấu, thôi thì vợ ở nhà nội trợ chăm
con, rồi lấy tiền đi spa, mua sắm cho nó thoải mái. Tội gì vất vả kiếm tiền cho
cực hả vợ. Số vợ có phu thê đẹp mà. Chỉ ngồi nhà chơi, không phá hoại là cũng
giúp cho chồng nhiều lắm rồi.
Chuyện cộng số tài bạch
không tính đến ở đây, may ra chỉ tính cộng số như ở part 1 thôi.
3.
Điền trạch.
Nhà của tôi, và nhà của vợ
tôi, khác gì nhau không.
Hay nói rộng hơn, bất động
sản (tài sản bất động, nhà cửa, xe, vàng trong két…) của tôi và vợ tôi, có khác
gì nhau không?.
Điền trạch, bất động sản,
đại biểu cho khả năng tích lũy, giữ tiền của một người.
Ai có điền trạch xấu, thì
khả năng giữ tiền kém, tích lũy kém. Nhiều khi mất tiền vì những lý do trời ơi
đất hỡi. Dọn nhà đến 1 2 tháng thì cháy nhà, tiền nhận về chưa kịp cất thì hư
cái xe…
Vậy nên, những người
nghiên cứu huyền học đã đề ra 1 phương án cải số như sau:
- Ai có điền trạch đẹp,
thì đứng tên sở hữu nhà, xe, tài sản…
- Ai có điền trạch xấu,
thì nhờ cha mẹ, hoặc để vợ, con đứng tên hộ…
Nghe cứ như lừa dối thần
thánh ấy nhỉ. Ảo ảo. Chỉ thay 1 cái tên mà từ họa thành phúc. Thật là dễ dàng.
Nhưng thực tế cũng có những trường hợp thành công như vậy thật. Vậy tội gì mà
không áp dụng, có mất cái gì đâu. Nhưng thấy điền trạch con bồ nó đẹp, cũng đừng
dại để nó đứng tên. Nó ôm sổ đỏ bán lấy tiền thì chỉ có nước ngồi khóc.
Vậy thì trong điền trạch,
hầu như cũng không có chuyện cộng số vợ chồng. Có những người điền trạch họ
không đẹp lắm. Nhưng họ vẫn ở nhà cao cửa rộng. Vì nhỏ ở nhà cha mẹ, lấy chồng ở
nhà chồng, già thì ở nhà con. Họ có cái mảnh đất hay cái nhà nào đâu. :)).
4.
Phúc đức.
Có người hỏi: anh ơi, em
lấy chồng rồi, thì em hưởng phúc nhà ngoại, hay nhà nội vậy anh?
Cái này thì mình không thể
chứng minh được. Hiện có 2 luồng ý kiến:
- Phúc đức tổ tiên, thì
mình thờ ai, hưởng phúc nhà đó. Vợ về nhà chồng, thờ bố mẹ ông bà chồng, thì hưởng
phúc đức nhà chồng, nhìn cung Phúc của chồng mà định cung phúc của mình. Chồng
về ở rể nhà vợ, thờ ông bà nhà vợ, thì hưởng phúc đức nhà vợ, nhìn cung phúc của
vợ mà định cung phúc của mình.
- Phúc đức tổ tiên, xuất
phát từ mộ tổ có ở vị thế đẹp hay không. Mà mộ tổ thì chỉ phát chỉ truyền cho
con cháu (những người có liên hệ về AND). Nên vợ hưởng phúc nhà vợ, chồng hưởng
phúc nhà chồng.
Ý nào cũng có vẻ
đúng, và mình nghiệm lý chưa đủ nhiều, chưa trả lời được câu hỏi này. Để mọi
người cùng quan sát và nghiệm vậy.